Khởi nghiệp tại Đông Nam Á

Rama Mamuaya từ DailySocial, Nguyễn Việt Dũng từ TechDaily và Christian Walter từ BangkokStartup, đưa một cái nhìn toàn diện về hiện trạng và xu thế khởi nghiệp tại Đông Nam Á.

 

bien-tap-vien-trang-tin-khoi-nghiep

Với sức mạnh nguồn vốn tới từ các công ty lớn Đông Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc, cộng đồng khởi nghiệp Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ và trở thành thị trường đang ‘nóng’ lên từng ngày. Các sáng lập viên các trang mạng dẫn đầu về khởi nghiệp công nghệ tại Indonesia, Việt Nam và Thái Lan đã nhận trả lời cuộc phỏng vấn nhỏ về hiện trạng khởi nghiệp ở các quốc gia này, trong đó có: Rama Mamuaya – CEO DailySocial.net, Nguyễn Việt Dũng – phụ trách trang TechDaily.vn và Christian Walter từ BangkokStartup.com.

* Bạn có các thống kê nào về khởi nghiệp tại quốc gia bạn?

- Christian: Cá nhân tôi không có. Nhưng DTAC (một trong những công ty viễn thông lớn nhất) đã ước tính có khoảng 2000 khởi nghiệp ở Thái Lan. Bangkok dĩ nhiên là nơi tụ tập đông nhất, nhưng ở Chiang Mai và trong các trường đại học, cộng đồng lại sáng tạo hơn rất nhiều.

* Bạn có thể điểm một vài xu hướng đáng chú ý trong cộng đồng khởi nghiệp hiện nay?

- Rama: Du lịch và thanh toán chắc chắn đang là 2 thứ phổ biến nhất hiện nay.

- Dũng: Sau một thời gian tập trung vào các sản phẩm ‘hữu hình’, hiện xu hướng có vẻ đang chuyển dần sang dịch vụ, nội dung. Một số ví dụ nổi bật như trang góp vốn cộng đồng iG9, trang du lịch Triip.me, MyTour.vn, iVivu.com hay một số trang nội dung như Haivl, và Cab.vn

- Christian: …..Tôi nghĩ giải pháp thanh toán và mua sắm đang khá phát triển. Mua bán qua Facebook quả là một món hời và các cửa hàng cần giải quyết các vấn đề về tương tác và thanh toán với khách hàng. Không phải ai cũng có thẻ tín dụng. Nếu bạn có thể xử lý các trở ngại, thương mại điện tử sẽ bùng nổ.

* Điểm mạnh và điểm yếu của các startup nước bạn là gì?

- Rama: Điểm mạnh: khả năng phục hồi. Họ sẽ làm bất cứ thứ gì để công ty luôn nổi và có thể kiếm lợi nhuận từ khách hàng.

Điểm yếu: Đa số họ là các doanh nhân trẻ, không có kinh nghiệm và xây dựng công ty với họ là kinh nghiệm đầu.

- Dũng: Điểm yếu: Tôi nghĩ các startup thiếu chú ý hoặc chưa dành sự quan tâm đúng mức tới các mảng ngoài lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là quản lý và tài chính. Đa số các khởi nghiệp Việt Nam không có định hướng tổng thể tốt, nhiều sản phẩm được lấy cảm hứng từ các sản phẩm quốc tế, nhưng lại không được điều chỉnh phù hợp với thị trường trong nước.

Điểm mạnh: Đầy đam mê và tự tin. Thỉnh thoảng họ sẵn sàng bỏ qua những mối bận tâm về tài chính, phát triển cá nhân và áp lực xã hội để chạy theo công ty khởi nghiệp. Một số cũng rất cởi mở, sẵn sàng thay đổi và đa số có ‘mục tiêu’ khởi nghiệp ‘hướng thiện’, có sự quyết tâm để tập trung xây dựng sản phẩm tốt, phát triển chất lượng dịch vụ nhằm phục vụ số đông cộng đồng.

- Christian: Mỗi startup đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, nhưng nhìn chung có lẽ họ cần thêm kiến thức về mô hình kinh doanh và biết cách đầu tư tiền hơn. Thật ra, những cái đó có thể học rất nhanh, vì vậy tôi không nghĩ nó là điểm yếu nổi bật. Có thể vấn đề là tầm nhìn. Giấc mơ thống trị thế giới thường không tồn tại trên đất nước này. Ngoài ra, nếu bạn có thể tìm một thiết kế tham gia nhóm bạn, bạn sẽ thấy thiết kế là thứ startup ở đây làm rất tốt…

*Trở ngại khó khăn nhất các startup phải vượt qua là gì?

- Rama: Mô hình kinh doanh. Thị trường internet Indonesia rất khó để kiếm ra tiền.

- Dũng: Tìm ra được mục đích chính xác khi khởi nghiệp.

- Christian: Tôi nghĩ kiếm được vốn hạt giống rất khó. Có rất nhiều nhà đầu tư tiềm năng có sẵn tiền nhưng lại không có kết nối với cộng đồng khởi nghiệp hay các startup công nghệ. Các khởi nghiệp cũng không có kiến thức khi nào nên xin đầu tư và làm thế nào để thu hút nhà đầu tư.

* Xu hướng 3 năm sau theo bạn là gì?

- Rama: 3 năm tới, tôi nghĩ thương mại điện tử sẽ đi lên, chiếm lĩnh thị trường Internet.

- Dũng: 3 năm khá là dài để có thể đưa ra 1 ước đoán về khởi nghiệp Việt Nam, đặc biệt với các ICT startup. Nhưng thời điểm này tôi tin sẽ là tiền đề tốt để tạo ra những thế hệ mới có thêm kinh nghiệm, kiến thức, khả năng kêu gọi vốn hay nguồn lực tổng thể, giúp đưa những startup ở Việt Nam hiện tại bước sang giai đoạn mới.

Theo Tinkinhdoanh

Tin tức khác